Cabaret Travel
Tin tức
Hotline: 028 7303 2727

CHỨNG MINH TÀI CHÍNH CÓ CÒN CẦN THIẾT KHI XIN VISA ?

02/10/2017 03:294700 lượt xem
CHỨNG MINH TÀI CHÍNH CÓ CÒN CẦN THIẾT KHI XIN VISA ?
8.0 trên 10 được 8 bình chọn

Mục Đích Của Chứng Minh Tài Chính Trong Hồ Sơ Làm Visa Châu Âu Là Gì?
Chứng minh tài chính giúp cho thấy bạn đủ khả năng trang trải chi phí chuyến đi; cũng như sự
ràng buộc khiến bạn phải quay trở về Việt Nam. Nhờ đó, khẳng định bạn không du lịch vì mục
đích làm việc kiếm tiền hoặc nhập cư bất hợp pháp. Giấy tờ chứng minh tài chính; nói một cách
khác chính là các giấy tờ xác nhận mức độ “giàu có” của bạn tại Việt Nam.
Một Số Giấy Tờ Bắt Buộc Nộp Để Chứng Minh Tài Chính Trong Hồ Sơ Xin Visa Du Lịch Châu Âu:
– Hợp đồng lao động
Trong hợp đồng có ghi rõ mức lương, chức vụ, có chữ ký (của đương đơn và người sử dụng lao
động), hợp đồng phải được đóng dấu của công ty. Đính kèm bản dịch tiếng Anh (có công
chứng). Nếu hợp đồng photo, phải đóng mộc treo của công ty.
– Giấy xác nhận mức thu nhập hàng tháng (hoặc cả năm)
Áp dụng trong trường hợp bạn làm cơ quan nhà nước không có hợp đồng lao động. Giấy xác
nhận mức thu nhập cần bản gốc và bản dịch tiếng Anh. Hoặc, bạn có thể làm một bản song ngữ
có chữ ký và đóng dấu.
– Bảng sao kê tài khoản trong 3 tháng gần nhất
Bản song ngữ hoặc kèm bản dịch tiếng Anh có xác nhận của ngân hàng. Giấy tờ này phải thể
hiện được mức lương/thu nhập hàng tháng. Bên cạnh đó, phải có các hoạt động giao dịch chứ
không phải chỉ là xác nhận số dư hiện tại.
– Trường hợp là chủ doanh nghiệp
Cần nộp giấy đăng ký kinh doanh, sao kê tài khoản doanh nghiệp trong 3 tháng gần nhất.
Những giấy tờ chứng minh tài chính phải được dịch sang tiếng Anh
Những giấy tờ chứng minh tài chính khác sẽ là điểm cộng trong hồ sơ xin visa du lịch
Châu Âu
– Sổ đỏ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất

ys0qdcodich-vu-lam-so-do
Sử dùng bản photo và bản dịch tiếng Anh (có công chứng). Nếu không có công chứng thì khi
nộp hồ sơ phải mang bản gốc để đối chiếu.
– Xác nhận số dư tài khoản chứng khoán 
Đến công ty chứng khoán yêu cầu họ in bản tiếng Anh và đóng dấu. Nhớ là phải có giá trị tổng
tài sản (một số công ty chứng khoán như MBS chỉ in cho bạn số cổ phiếu và số tiền, bạn phải tự
làm mẫu riêng rồi nhờ họ xác nhận lại, mất phí 100.000 đồng). Bên FPTS thì họ có thể in cho
bạn bản tiếng Anh luôn, không mất phí nữa.
– Đăng ký ô tô (nếu có)
– Sổ tiết kiệm 

2_1495691

Số dư càng nhiều càng tốt, không yêu cầu thời gian gửi tối thiểu. Bạn phải xuất trình sổ gốc khi
nộp hồ sơ visa. Thông thường, người ta thường nộp 1 sổ tiết kiệm với khoảng 50 triệu khi xin visa Châu Á
và từ 150 triệu đồng trở lên cho các khu vực Âu, Mỹ, Úc. Nếu sổ tiết kiệm của bạn không có
tiếng Anh (song ngữ), bạn cần xin ngân hàng bản xác nhận bằng tiếng Anh hoặc phải đi dịch
thuật.
Nếu không có sổ tiết kiệm, bạn cũng có thể xin thư xác nhận bảo lãnh chi trả của người thân
(như bố mẹ, anh chị) và giấy tờ chứng minh tài chính của người đó (chủ yếu là sổ tiết kiệm).
– Thẻ tín dụng quốc tế

thebank_lai_suat_the_tin_dung_1487761221
Bạn cần đăng ký làm 1 thẻ tín dụng để chi tiêu, đặt vé máy bay, khách sạn nếu đi du lịch tự túc.
Trong trường hợp đi theo nhóm, có thể chỉ cần 1 người làm thẻ là đủ. Nhưng người đó phải làm
giấy xác nhận sẽ dùng thẻ tín dụng đó chi trả cho những người đi cùng. Bạn nhớ là khi photo thẻ
tín dụng kèm theo, bạn có thể che đi 8 số ở giữa, và mặt sau thì che đi phần 3 số mã xác nhận
nhé. Bạn được quyền bảo mật thông tin đấy. Kẹp kèm thẻ tín dụng, bạn có thể in thêm 1 bảng
sao kê tài khoản tháng gần nhất do ngân hàng gửi qua email.
Lưu ý: 

Tất cả các giấy tờ bản tiếng Việt chỉ cần photo (công chứng). Tuy nhiên, vẫn nên mang
theo đầy đủ hồ sơ gốc để khi lãnh sự quán có yêu cầu đối chiếu sẽ có ngay để trình bày.
Các bản dịch tiếng Anh giấy tờ: Bạn có thể tự dịch (nhớ dịch cho đúng 1 chút, đừng dịch kiểu
cho có bằng Google Translate). Để chắc chắn nhất thì nên mang đi dịch thuật là tốt nhất bạn nhé.

Bài viết được xem nhiều nhất